[Chia Sẻ] Mười Câu Hỏi Phổ Biến Của Người Mới Tập Chạy

Nam N. Phung
Đăng ngày 17/01/2021
57,705 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

“Vạn sử khởi đầu nan”, và chạy bộ cũng vậy. Trong thời đại thông tin muôn hình vạn trạng, lượng thông tin nhiều đến nổi khó có thể sàng lọc. Mỗi ngày, các bài viết trên diễn đàn đều lặp lại cùng một câu hỏi. Bài viết này tổng hợp 10 câu hỏi thường gặp nhất cho người mới tập chạy, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

 

1. Bất kỳ ai cũng có thể chạy bộ phải không?

(Nguồn ảnh: 123RF)


Không phải! Nếu bạn béo đến mức thở hổn hển chỉ khi đi bộ, hãy bắt đầu bằng việc đi bộ nhanh sau đó từ từ tiến đến chạy bộ chầm chậm, như vậy tốt hơn cho đầu gối của bạn. Đối với một số bệnh nhân bị bệnh tim nặng, tiểu đường… và bác sĩ không cho phép chạy, những người này tốt hơn hết là nên bình phục sức khỏe trước. Để có thể chạy như mong muốn trong mười năm cuối đời, bây giờ hãy hình thành thói quen tập thể dục sớm nhất có thể. Tất nhiên không bao giờ là quá muộn để chạy.

 

2. Chạy bộ có làm bắp chân to lên không?

Bạn đã bao giờ nhìn thấy những vận động viên chạy đường dài có bắp chân to chưa? Chỉ những người chạy nước rút cần sức mạnh bùng nổ mới cần một lượng cơ chân đồ sộ. Tập thể dục hiếu khí trong thời gian dài sẽ chỉ tiêu hao nhiều chất béo và chuyển hóa chất béo thành cơ bắp, khiến bạn trông gầy đi.”Con gái có nhiều cơ sẽ xấu” - Bạn nghĩ nhiều quá rồi! Do cấu tạo đặc biệt cơ thể, nên cơ bắp của phụ nữ rất khó để phát triển. Bạn có thể chạy bộ một cách yên tâm. Tuy nhiên, các bài tập căng giãn sẽ giúp các đường nét của bạn trông đẹp hơn.

 

3. Tập căng giãn trước hay sau khi chạy?


(Nguồn ảnh: 123RF)

Nếu bạn chỉ tập chạy chậm, thì có thể trực tiếp dùng chạy chậm làm quá trình khởi động. Muốn tập tốc độ thì phải nhớ tập căng giãn cơ trước khi bắt đầu, điều này có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương một cách hiệu quả. Nhưng hãy lưu ý rằng bạn có thể tập căng giãn cơ động trước khi chạy, và tập căng giãn cơ tĩnh sau khi chạy, vì tập căng giãn cơ quá mức sau khi chạy có thể gây ra chấn thương. Đối với một số chấn thương và đau nhức xảy ra sau khi chạy bộ, chẳng hạn như bong gân (ghi chú 1), v.v., hãy chườm lạnh trong vòng 48 giờ và xử lý bằng phương pháp chườm nóng sau 48 giờ.

 

4. Thời gian thích hợp để chạy?

(Nguồn ảnh: 123RF)

Tuỳ theo thời gian cá nhân, đừng quá lo lắng về sáng, trưa, chiều, tối. Quyết tâm chạy quan trọng hơn nhiều so với việc lo lắng về thời gian chạy. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên bắt đầu tập thể dục sau khi ăn 2 giờ. Ăn nhẹ trước khi chạy để đệm bụng, ngăn chặn tình trạng đói hoặc lượng đường trong máu thấp khi bạn chạy. Nếu chạy vào ban đêm, hãy nhớ chọn quần áo phản quang, sẽ an toàn hơn nhiều.

 

5. Loại giày nào phù hợp cho người mới tập chạy?

Nếu quãng đường chạy từ 3000 mét đến 5000 mét mỗi ngày, thực ra bạn không phải lo lắng về vấn đề này quá nhiều, một đôi giày thể thao bình thường là đủ. Nếu khoảng cách xa hơn thì New Balance, ASICS, Mizuno, NIKE, Adidas ... các thương hiệu lớn có nhiều phân khu, bạn có thể lựa chọn tùy theo cường độ tập và nhu cầu của mình. Chất lượng của các thương hiệu lớn sẽ được đảm bảo rất nhiều, hãy chọn mua từ các thương hiệu này. Về cơ bản, bạn không phải lo lắng về công dụng hỗ trợ lệch bàn chân của giày, đôi khi quảng cáo sẽ nổi trội hơn chức năng thực sự.

 

6. Tốc độ chạy bao nhiêu là thích hợp?

Tuyệt đối không phải là càng nhanh càng tốt. Có thể nói chuyện bình thường trong khi chạy là tốc độ phù hợp nhất để chạy bộ hàng ngày. Và cũng đừng quá chú trọng vào quãng đường chạy. Chạy bộ trong một giờ cách mỗi một ngày sẽ khiến cơ thể rất thoải mái và cũng có lợi cho việc phục hồi cơ bắp. Khi mới bắt đầu chạy cần tăng cường độ chạy có kế hoạch, chạy thêm 1 km/ngày là có kế hoạch, tăng đột ngột sẽ gây chấn thương do cơ và xương sẽ không chịu được cường độ cao.

 

7. Có thể chạy trong kỳ kinh nguyệt không?

Điều này còn tùy thuộc vào thể trạng của cá nhân. Những người có các cơ đau đến mức không đứng vững được thì nên nghỉ từ hai đến ba ngày đầu. Nói chung, đừng tập quá nhiều và quá nhanh, vì điều này sẽ khiến khả năng miễn dịch giảm đáng kể và sẽ gây  ảnh hưởng đến chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên cũng có trường hợp một số chị em có thể giảm đau khi chạy bộ, nên bạn cũng đừng quá lo lắng.

 

8. Có những sách hay phim ảnh nào về chạy bộ?


(Nguồn ảnh: Running Biji)

Rất nhiều người bắt đầu chạy vì câu chuyện "Khi tôi nói về việc chạy, tôi nói về điều gì" của Haruki Murakami. Ngoài ra còn có "Chạy một mình" và "Chạy, chạy như thế nào?" "Running Bible", "Run for Life", "Stretching", "3 phút 58 giây trong mưa", hay các loại sách chuyên môn hoặc giải trí, đều đáng được giới thiệu. Những bộ phim như "Strong Wind" chắc chắn sẽ khiến bạn rất thích thú.

 

9. Chạy có làm đau đầu gối không?

(Nguồn ảnh: 123RF)

Những người nói rằng chạy làm đau đầu gối về cơ bản là những người không tập chạy, ngay cả khi bạn đi bộ, đầu gối của bạn cũng sẽ bị mòn. Nhưng nhiều người sẽ gặp phải những vấn đề lớn hay nhỏ với đầu gối sau khi chạy. Tác dụng bảo vệ đầu gối của giày chạy bộ là một phần, và việc bảo vệ bản thân với tư thế chạy đúng sẽ phụ thuộc vào bạn. Tăng cường sự hỗ trợ của các cơ xung quanh đầu gối là cách tốt nhất để bảo vệ đầu gối. Bài tập wall-squat là cách đơn giản nhất để tăng cường sức mạnh cho cơ đùi, và có thể tập mọi lúc mọi nơi.

 

10. Bạn có tập chạy hôm nay không?

Câu hỏi này là câu hỏi thường gặp nhất. Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi đã hỏi câu này hơn ba lần, và về cơ bản tôi sẽ không đi ra ngoài ngày hôm đó. Vì vậy, đừng hỏi, chỉ cần đi ra ngoài là câu trả lời tốt nhất.

Ghi chú:

Bong gân cổ chân là bệnh mà mọi người thường gặp phải trong cuộc sống. Loại chấn thương này diễn ra khi ngoại lực làm cho bàn chân và mắt cá chân vượt quá phạm vi chuyển động tối đa, làm cho cơ, dây chằng và thậm chí bao khớp xung quanh khớp bị rách, gây đau, sưng và đi khập khiễng.


Nguồn bài viết:  Running Biji